16 lưu ý khi sử dụng lò nướng bánh

16 lưu ý khi sử dụng lò nướng bánh

Để tăng tuổi thọ cho chiếc của lò nướng bánh của mình, người dùng không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có công suất lớn khác như bếp điện hay bàn ủi. Không đặt lò gần với tivi 

Để tăng tuổi thọ cho chiếc của lò nướng bánh của mình, người dùng không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có công suất lớn khác như bếp điện hay bàn ủi. Không đặt lò gần với tivi hoặc radio vì điều này có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thanh của chính các thiết bị đó.
Lò nướng bánh hay lò vi sóng,… cũng như bất cứ thiết bị điện tử nào cũng vậy, bạn cần phải chú ý trong cách sử dụng thì sản phẩm mới bền lâu được và để tăng tuổi thọ của lò nướng người dùng cần lưu ý một số điều sau đây: 

1. Lò nướng bánh là thiết bị có công suất khá lớn nên để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng, người dùng không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng thiết bị điện có công suất lớn khác như: bếp điện, bàn ủi… Chú ý: Không nên bật lò vi sóng bên trong phòng có điều hòa nhiệt độ. Vị trí đặt lò nên cách xa tường, khoảng trống xung quanh lò phải đạt tối thiểu 2cm ở hai bên, 10 cm phía sau và 10 cm bên trên lò để đảm bảo an toàn khi vận dụng.

2. Vị trí đặt lò: Không đặt lò quá gần tivi hoặc radio vì điều đó có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thanh của các thiết bị này. Vị trí đặt tốt nhất đó là hãy để lò cách tivi hoặc radio tối thiểu là 4m. Ngoài ra, cần phải giữ lò nướng cách xa nguồn nhiệt hoặc hơi nước, bởi dưới sự tác động của nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm. Nên đặt lò ở vị trí cách xa bếp gas hoặc các thiết bị khác có sinh nhiệt độ cao.

3. Không nên thường xuyên đứng gần lò, dùng quá nhiều lần trong ngày. Không được tự ý tháo rời phần vỏ bọc bảo vệ năng lượng sóng của lò.

4. Khi sử dụng nên để lò nướng bánh ở một nơi thoáng đãng, tiện cho các thao tác. Không nên đặt lò bên cạnh tủ lạnh, tủ đá, máy giặt và các thiết bị điện tử khác, Bởi dù lò nướng có chức năng cách nhiệt tốt đến đâu thì nguồn nhiệt tỏa ra từ lò vẫn làm ảnh hưởng xấu đến các đồ điện tử khác.

5. Khi nấu nướng không nên mở cửa lò nhiều lần vì điều này sẽ làm mất nhiệt lượng, làm thức ăn lâu chín hoặc chín không đều, gây hao tốn điện.

6. Sử dụng các mức nhiệt độ thích hợp được ghi trên bảng chỉ dẫn. Sử dụng mức nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cho phép sẽ gây ra hiện tượng nước có trong thực phẩm sẽ bị bắn tung tóe, hay bốc hơi nước tạo ra rất nhiều khói trong lò.

7. Không nên đặt thức ăn hay xoong, chảo nấu tiếp xúc trực tiếp trong lò nướng. Chú ý luôn sử dụng khay hay vỉ nướng khi muốn nướng thực phẩm trong lò. Tuyệt đối không được sử dụng các đồ dùng bằng kim loại để đựng thức ăn khi cho thực phẩm vào quay trong lò. Những vật dụng bằng kim loại này trong nhiều trường hợp có thể tạo ra hiện tượng phóng điện từ nguồn và gây nổ nguy hiểm. Khi nướng nên dùng các loại vật dụng bằng thủy tinh, gốm sứ… vừa an toàn, lại vừa giúp thức ăn mau được đun nóng hơn với lò vì sóng vi ba có thể đi qua những chất liệu này để làm nóng thực phẩm dễ dàng.

8. Tránh không chạy lò khi bên trong không có thức ăn, hoặc để lò hoạt động ở công suất cao, trong một thời gian dài mà lượng thức ăn cho vào lại ít. Những điều này sẽ dẫn đến việc các tia bức xạ không được hấp thụ hết gây phản xạ liên tục bên trong ngăn chứa và gây nổ. Giải pháp đó là nên đặt thường xuyên một cốc nước bên trong ngăn quay phòng trường hợp người sử dụng vô tình cho chạy lò vi sóng, chọn chế độ quay phù hợp với lượng thức ăn cho vào.

Tags: